THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC

Kính gửi Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang

nhân chuyến công du Hoa kỳ sắp tới

(Bản bằng tiếng Anh ở phía dưới. Scroll down for the English version.)

Chúng tôi, những người Việt Nam trĩu nặng ưu tư về vận nước, đang băn khoăn theo dõi những diễn biến mới về thời cuộc trong nước và trên thế giới, bày tỏ với Chủ tịch Nước nhân chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới một số suy nghĩ sau đây:

1. Cuộc công du của Chủ tịch Nước lần này diễn ra trong bối cảnh của những hoạt động quốc tế dồn dập ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới, đặc biệt là cuộc hội đàm riêng giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Obama, rồi chuyến công du của Chủ tịch Nước đến Trung Quốc và k‎ý‎ kết Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc.

Những cam kết đưa ra trong Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc chưa ráo mực thì ngay lập tức trên Biển Đông, các tàu hải giám của Trung Quốc đã rượt đuổi và hành hung tàu cá của ngư dân ta đang hành nghề trên vùng lãnh hải của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa. Hành động ngang ngược này diễn ra đồng thời với việc họ tổ chức cấp phát giấy chứng minh nhân dân và giấy cư trú đợt đầu cho người Trung Quốc ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”, mà ngay khi họ thành lập, Việt Nam đã tuyên bố rõ ràng rằng việc làm này của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hoàn toàn vô giá trị.

Đây là một hành động có tính toán thể hiện rõ âm mưu và thủ đoạn xảo quyệt của giới cầm quyền Bắc Kinh, cho nên không thể trông mong vào điều mà người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ta tuyên bố “khi đường dây nóng đi vào hoạt động, hai bên sẽ có thể nhanh chóng, kịp thời trao đổi thông tin và biện pháp xử lý các vụ việc phát sinh đột xuất liên quan đến nghề cá”. Làm sao có thể tin vào giới cầm quyền Trung Quốc khi họ nói một đằng, làm một nẻo? Vì vậy, tuyệt đối không thể để cho những “cam kết”, những “tuyên bố” với Trung Quốc trong thời gian vừa qua phủ bóng và ảnh hưởng xấu tới cuộc công du của Chủ tịch Nước đến Hoa Kỳ lần này.

Chừng nào các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn lướng vướng trong vòng kiềm tỏa của “mười sáu chữ”, “bốn tốt” nhằm che đậy thủ đoạn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, chừng ấy Việt Nam vẫn bị đẩy vào quỹ đạo Trung Quốc, đất nước sẽ vẫn còn trầm luân. Nếu lại chỉ dựa vào những giải pháp như kiểu “đường dây nóng” thì e chỉ có thể dẫn tới việc trói tay trói chân người yêu nước đang quyết liệt đấu tranh vạch mặt mưu đồ đen tối của kẻ xâm lược, khác nào những thỏa thuận ngầm nhằm làm suy giảm ý chí quật cường bất khuất của toàn dân Việt Nam, đang phẫn nộ vạch trần những thủ đoạn xấu xa, lừa mị.

2. Chuyến công du của Chủ tịch nước diễn ra trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Thực trạng kinh tế rất đáng lo ngại. Nhiều hoạt động kinh tế bị đình đốn, nhiều doanh nghiệp phá sản, người lao động thiếu việc làm, nông dân và ngư dân gặp vô vàn trở ngại, đời sống các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo, người sống ở vùng sâu vùng xa hết sức khó khăn. Nhiều giải pháp tháo gỡ đang được đặt ra và xúc tiến mạnh mẽ, trong đó việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cần được xem như một hướng ra, một giải pháp quan trọng. Đây là vấn đề được đưa ra trong chương trình nghị sự của Chủ tịch Nước với người đồng cấp Hoa Kỳ.

Tuy nhiên những điều kiện tham gia TPP không đơn thuần chỉ là những cam kết về kinh tế mà bao gồm cả những vấn đề dân chủ và nhân quyền. Báo chí và truyền thông Mỹ những ngày gần đây liên tục đưa tin về chủ đề này. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear đã không ngần ngại nói rõ: “Sẽ có rất nhiều người ở Quốc hội Mỹ đặt câu hỏi về vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam khi chúng tôi trình hiệp ước đó (TPP) lên, chúng tôi không thể tránh được thực tế chính trị đó”. Tuy thế, dân biểu Frank Wolf của Đảng Cộng hòa vẫn quyết liệt: “Người dân Việt Nam và hàng triệu người Mỹ gốc Việt xứng đáng được hưởng điều kiện tốt hơn những gì mà Đại sứ Shear và chính quyền này mang lại. Chính quyền Obama đã làm thất vọng mọi công dân Việt Nam và mọi công dân Mỹ gốc Việt vốn quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo”.

Phải chăng đó cũng là lý do tại sao gần đây hai văn bản về nhân quyền đối với Việt Nam lại gấp rút được soạn thảo và trình lên Hạ nghị viện và Thượng nghị viện Mỹ. Trong đó, có nội dung ràng buộc điều kiện nhân quyền và dân chủ vào các khoản viện trợ phi nhân đạo dành cho chính phủ Việt Nam, đồng thời cổ súy thái độ cứng rắn hơn trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo, thêm vào đó có điều khoản về đóng băng và cấm chỉ giao dịch liên quan đến tất cả tài sản và lợi ích của những đối tượng vi phạm luật này. Tổ chức Phóng viên Không biên giới mới vừa đưa ra một danh sách 35 blogger bị giam cầm ở Việt Nam là một cảnh báo về sự vi phạm một cách trắng trợn điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, khi Việt Nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”. Không phải ngẫu nhiên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc tuyên bố: “Tất cả các nạn nhân của việc vi phạm nhân quyền có thể trông cậy vào Hội đồng nhân quyền như một diễn đàn và một bàn đạp cho các hành động”.

Ấy vậy mà, trong khi đời sống kinh tế bị đình đốn thì giới cầm quyền nước ta lại tăng cường bắt bớ, trấn áp người yêu nước; những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược vẫn bị khủng bố, đe dọa theo điều 258 của Bộ luật Hình sự, điều đó đã tạo một áp lực đè nặng lên tâm trạng xã hội. Chừng nào mà cái gọi là “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” đang được vận dụng hết sức tùy tiện và tràn lan chưa bị xóa bỏ, thì gương mặt Việt Nam về dân chủ và nhân quyền chưa thể được cải thiện trong ánh mắt của công luận trong khu vực và trên thế giới. Không thể nhập nhằng khái niệm “nhân đạo” như cách mà báo chí nhà nước đưa tin với việc khẳng định thực thi quyền con người, thực thi dân chủ. Tình trạng ấy làm cho việc tham gia vào TPP không thể thuận buồm xuôi gió được.

3. Đó là hai trở ngại to lớn mà Chủ tịch Nước đang đối diện. Tuy vậy, đây lại là thời cơ để thể hiện bản lĩnh của người gánh vác trọng trách trước Tổ quốc và nhân dân. Và đây cũng là thời cơ thuận lợi để đẩy tới công cuộc “giải Hán hóa” mà dân tộc ta bao đời nung nấu, quyết thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc hội nhập vào thế giới dân chủ, văn minh. Ông cha ta từng răn dạy, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ tệ hại nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao lường hết. Chính vì vậy mà cách đây hơn năm trăm năm, Nguyễn Trãi đã cảnh báo: “Thời! Thời! Thực không nên lỡ”. Chúng tôi hy vọng rằng Chủ tịch sẽ không phụ lòng mong mỏi của ông cha để xứng đáng với đòi hỏi của nhân dân đang chăm chú dõi theo chuyến công du quan trọng này.

Xin gửi Chủ tịch Nước lời chào trân trọng.

Ngày 19.7.2013

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI GỬI THƯ ĐẾN CHỦ TỊCH NƯỚC

1. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội

2. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM

3. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu phê bình văn học, Hà Nội

4. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM

5. Nguyễn Nguyên Bình, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội

6. Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tại chức TP Hải Phòng, Hải Phòng

7. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội

8. Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM

9. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM

10. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, TP HCM

11. Nguyễn Xuân Diện, TS, nhà nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội

12. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM

13. Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do, TP HCM

14. Hà Dương Dực, Hoa Kỳ

15. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM

16. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM

17. Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Pháp

18. Nguyễn Ngọc Giao, GS, nhà báo, Paris, Pháp

19. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí Thư thường trực Thành Đoàn TNCS TP HCM, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Du lịch TP HCM

20. Chu Hảo, PGS TS, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội

21.Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó ban Văn học Cổ Cận đại, Viện Văn học, Hà Nội

22. Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội

23. Phạm Duy Hiển, GS TS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội

24. Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, TP HCM

25. Võ Văn Hiếu, nguyên cán bộ Đài phát thanh giải phóng thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục Miền Nam

26. Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế

27. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh

28. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng

29. Hà Thúc Huy, PGS TS, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP HCM

30. Nguyễn Thị Từ Huy, TS, TP HCM

31. Phạm Khiêm Ích, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

32. Trần Hữu Kham, thương binh mù, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975

       

33. Trần Hữu Khánh, cán bộ hưu trí, TP HCM

34. Lê Xuân Khoa, GS, nguyên Phó Viện trưởng Ðại học Sài Gòn, Hoa Kỳ

35. Nguyễn Khuê, cán bộ hưu trí, TP HCM

36. Viễn Kính, nhà báo, TP HCM

37. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM

38. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM

39. Lương Văn Liệt, nguyên cán bộ Thanh niên Xung phong, nguyên cán bộ Chi cục thuế, TP HCM

40. Trần Văn Long, nguyên Tổng thư ký Ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (trước 1975), nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP HCM, TP HCM

41. Nguyễn Văn Ly, nguyên Phó phòng PA 25 CA thành phố HCM, nguyên thư ký của Bí thư thành ủy TP HCM Mai Chí Thọ

42. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội

43. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM

44. André Menras - Hồ Cương Quyết, cựu tù chính trị trước năm 1975, Pháp

45. GB Huỳnh Công Minh, Linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM

46. Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội

47. Trần Tố Nga, cựu tù chính trị trước 1975, Pháp

48. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM

49. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An

50. Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975

51. Nguyễn Xuân Ngữ, cựu chiến binh, TP HCM

52. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM

53. Trần Đức Nguyên, nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội

54. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, giảng viên đại học, TP HCM

55. Nguyễn Hữu Phước, nhà báo, TP HCM

56. Nguyễn Kiến Phước, nhà báo, TP HCM

57. Đoàn Chí Phương, nguyên cán bộ Ban Giao bưu Trung ương cục Miền Nam

58. Ngô Văn Phương, Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP HCM khóa 5, Ủy viên MTTQ TP HCM khóa 6

59. Phạm Xuân Phương, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội

60. Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội

61. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM

62. Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên Phó Tổng Biên tập tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Phó Tổng Biên tập tạp chí Thế giới trong ta, Hà Nội

63. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khóa VII, Nhật Bản

64. Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM

65. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM

66. Trần Thị Băng Thanh, PGS TS, đã nghỉ hưu, Hà Nội

67. Jos Lê Quốc Thăng, Linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM

68. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM

69. Văn Thọ, GS, Đại học Waseda, Nhật Bản

70. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM

71. Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM

72. Phan Văn Thuận, Giám đốc công ty TNHH Phú An Định, TP HCM

73. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội

74. Nguyễn Thị Ngọc Toản, GS, bác sĩ, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội

75. Nguyễn Thị Ngọc Trai, nhà văn, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội

76. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, TP HCM

77. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM

78. Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội

79. Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội

80. Hà Dương Tường, nguyên GS Đại học Compiègne, Pháp

81. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội

82. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế

Letter to President Truong Tan Sang on the occasion of his upcoming official visit to the United States

Dear Mr. President,

We, the Vietnamese who are seriously worried about our nation’s critical situation, would like to express some of our thoughts on the occasion of your upcoming visit to the United States as follows:

1. Your visit to the U.S takes place under the context of busy and intense international agenda and activity in Southeast Asia, East Asia, Asia-Pacific and around the world, notably the private talks between Chinese President Xi Jinping and President Obama, then your official visit to China and the signing of ten cooperative agreements and the Vietnam-China joint statement.

While the ink of the signatures on the commitments made in the Joint Statement is still wet, almost instantly on the East Sea (South China Sea,) the Chinese marine surveillance vessels chased and assaulted cruelly vessels of Vietnamese fishermen who were fishing inside Vietnam’s territorial waters near the Paracels islands. This aggressive act coincided with the event that the Chinese authorities officially issued ID certificates and residence permits for their people in so-called "Sansha City", an illegal administrative unit that, immediately at its formation by China, Vietnam clearly stated that this act had seriously violated Vietnam’ sovereignty over Paracels and Spratlys islands and therefore, totally illegal and invalid.

This is a well calculated act that clearly shows the plot and cunning tricks of Beijing, so it is not possible to expect anything positive from the statement by Vietnam’s Foreign Ministry spokesman that "... once the hot line is activated, the two sides will be able to quickly and timely exchange information and handle unexpected incidents that arises in fishing activities”. How can we trust the Chinese authorities when they say one thing but actually do something different? Therefore, we will absolutely not let those "commitments", "statement" with China in the past affect negatively your trip to the United States.

As long as Vietnam's leaders are still trapped in the grip of the "sixteen-word", "four-good-point" principles that cover tricks of “Greater China’s expansionism”, Vietnam is still being pushed into China’s orbit of influence, our country is still in an impasse. If the Vietnamese government still relies on solutions like the so-called “hotline”, it would invalidate and annul efforts of those patriotic people who tirelessly fight to expose dark and malicious conspiracy of the Chinese aggressors. Similarly, the under-the-table agreements only weaken and undermine the indomitable will of our people who indignantly point out the evil tricks and fool of China.

2. Your trip to the U.S. also takes place in the context that the country is facing several difficulties and hardship. The economic situation is very worrisome. Many business and production activities are stagnant. Many businesses go bankrupt. Workers and labors are unemployed. Farmers and fishermen encounter numerous obstacles. Living conditions of the people in general, especially the poor and those who live in remote areas are extremely difficult. A few solutions have been recommended and actively implemented. Of which, the expected participation into the Trans Pacific Partnership (TPP) should be considered as an important direction and a key solution. This is a notable issue in the agenda of your talks with the U.S. President.

However, the eligibility for a TPP membership requires not only certain economic commitments but also demands on democracy and human rights issues. In recent days, U.S. media covers a lot on these topics. U.S. Ambassador to Vietnam David Shear did not hesitate to say that: "There will be many people in the U.S. Congress who questioned on the issues of democracy and human rights in Vietnam when we submit a proposed agreement on Vietnam’s joining TPP. We cannot avoid that political reality". However, the statement by Rep. Frank Wolf (Republican) is still very tough: “The Vietnamese people and millions of Vietnamese-Americans deserve better than what Ambassador Shear and this administration have given them. The Obama administration has failed every citizen of Vietnam and every Vietnamese-American who cares about human rights and religious freedom”.

Whether or not it is the reason why two bills on human rights for Vietnam were urgently prepared and submitted to the U.S. House of Representatives and the U.S. Senate. In these documents, there are provisions that non-humanitarian aids for Vietnam are bound by the conditions on democracy and human rights, at the same time advocating tougher attitude in the field of human rights and religious freedom. In addition, there is provision that requires the freezing of assets and prohibitions on certain transactions related to property and interests of those who violate this law. Reporters Without Borders has just released a list of 35 bloggers imprisoned in Vietnam as a warning about the outright violation of Article 19 of the Universal Declaration of Human Rights when Vietnam submits her candidacy to the United Nations Human Rights Council: “Everyone has the right to freedom of opinion and expression; this right includes freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers”. Also, it is not by chance that the UN Secretary General once said "All of the victims of human rights violations can rely on the Human Rights Council as a forum and a springboard for action."

Yet, while economic picture is bad, the Vietnamese authorities intensify the arrest and cracking down the patriotic activists. Those who express peacefully their opinions against the Chinese aggression are still severely persecuted and threatened by article 258 of the Penal Code, which has created an unnecessary strain on society. As long as the so-called criminal count "…abusing democratic and freedom rights to infringe upon the interests of the State, the rights and legitimate interests of organizations and citizens", which is still enforced widely and arbitrarily, has not been removed, then the face of Vietnam, in terms of democracy and human rights, cannot be improved as seen by the public opinion in the region and around the world. The authorities should not make it ambiguous when comparing the concept of "humanity" as covered by state-controlled media and the practical exercise of human rights and democracy. This practice cannot make the path to the TPP smooth.

3. The above mentioned analysis shows the two biggest obstacles that you are facing. However, this is also an opportunity for you to act, in your capacity as the Head of the State, to demonstrate the bravery of the person who takes full responsibility before the nation and the people. And this is also an excellent opportunity to promote the just cause of “de-sinicizing’ that several generations of our people have long fostered, with the determination to escape China’s orbit of influence in order to integrate into the democratic and civilized world. Our ancestors have ever said that if a good chance for the nation is missed, it would be the worst miss that the nation would have to pay dearly for that mistake. That was also why more than five centuries ago, Nguyen Trai had ever warned: "Time to act! Time to act! Do not miss out on such opportunity". We hope that you, our president, will act in a way that meets the long lasting expectations of our ancestors and the increasing demands of our people who are attentively watching your important trip.

Yours truthfully and respectfully.

Translated by Nam Việt

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn