Hiểu để “đối thoại”(*)

Nguyễn Đăng Huấn

Ngày 17/5/2017, Tạp chí Tia sáng của Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam là báo của Nhà nước đã đăng bài “Đối thoại để đi đến thiết lập một thể chế đại nghị hay tổng thống lưỡng tính” của ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam. Hai loại thể chế này vốn xa lạ với người Việt Nam nên ít người biết nội dung từng thể chế ra sao, có điểm nào là mạnh, điểm nào là yếu trong lý luận cũng như thực tiễn kiến tạo và quản trị đất nước.

Tuy vậy, tạp chí Nghiên cứu quốc tế đã giới thiệu khá rõ trong các bài sau đây:

1- Bài “So sánh chế độ tổng thống và chế độ đại nghị”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế ngày 08/12/2013.

Bài này mở đầu: Một đất nước áp dụng chế độ tổng thống hay chế độ đại nghị là khác biệt vô cùng có ý nghĩa.

Khi chọn chế độ nào phải nhấn mạnh những khác biệt giữa các chế độ ấy, bằng cách tập trung vào cách thức bầu ra đơn vị hành pháp và lập pháp chính, cách hai nhánh này tương tác với nhau, và cách hình thành chính phủ. Khi phân biệt được rõ các loại chính phủ khác nhau, chúng ta mới có thể xác định tốt hơn sự liên quan, nhằm hiểu những chủ đề như: hoạch định chính sách, đại diện và tồn vong của nền dân chủ.

Bài này kết luận: có một vài cách khác nhau mà mà một quốc gia có thể thiết lập nên chính phủ của mình. Có thể là chế độ tổng thống, chế độ đại nghị hoặc chế độ lai. Chế độ nào cũng có khía cạnh hấp dẫn. Một số học giả chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của Mỹ La tinh cho rằng chế độ tổng thống nguy hiểm cho sự ổn định dân chủ, mà không tính đến các chế độ tổng thống bền vững ở những khu vực khác. Các hệ thống đại nghị cũng đem lại sự bất ổn. Chính các điều kiện xã hội vốn có hoặc những đặc điểm nền tảng mới gây nguy hiểm cho sự ổn định dân chủ. Chọn một loại hình chế độ nào để giảm thiểu được những hậu quả tiêu cực tiềm ẩn đối với một đất nước nhất định, vẫn là một điều quan trọng.

Nhiều nền dân chủ mới đã chọn chế độ lai để kết hợp những điều tốt nhất của cả hai loại chế độ. Ví dụ: Pháp và một số nhà nước trước đây là nhà nước cộng sản, như Ba Lan, Croatia, Ukraina… đã chọn chế độ lai là chế độ bán tổng thống (ông Nguyễn Sĩ Dũng gọi là chế độ tổng thống lưỡng tính) nhằm giảm thiểu những hạn chế của chế độ tổng thống và chế độ đại nghị.

Chế độ bán tổng thống (tiếng Anh là semi-presidential system, tiếng Pháp là régime semi-presidentiel) đang được giới thiệu trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt, với đầu đề “Bán tổng thống chế”.

2- Bài “Tìm hiểu chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa chuyên chế”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế ngày 21/01/2014.

***

Muốn tham gia đối thoại hoặc theo dõi đối thoại về vấn đề gì thì phải hiểu vấn đề đó. Những bài viết như “So sánh chế độ Tổng thống và chế độ Đại nghị”, “Chế độ bán tổng thống” v.v., giúp cho đông đảo độc giả được tham khảo những kiến thức tối thiểu, để tham gia đối thoại hoặc theo dõi đối thoại chủ đề mà ông Nguyễn Sĩ Dũng đã viết trên tạp chí Tia sáng.

N.Đ.H.

__________

(*) Đầu đề do BVN tự đặt.

Tác giả gửi BVN.

Sáng lập:

Nguyễn Huệ Chi - Phạm Toàn - Nguyễn Thế Hùng

Điều hành:

Nguyễn Huệ Chi [trước] - Phạm Xuân Yêm [nay]

Liên lạc: bauxitevn@gmail.com

boxitvn.online

boxitvn.blogspot.com

FB Bauxite Việt Nam


Bài đã đăng

Được tạo bởi Blogger.

Nhãn